Trường Tiểu học An Khánh 2

Trường Tiểu học An Khánh 2 được thành lập theo quyết định số 97/QĐ-TL ngày 30 tháng 7 năm 1994 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp Quyết định về việc đổi tên trường học. Hiện nay, trường có ba điểm trường: Điểm Kinh Mới cách UBND xã An Khánh 1,5 km; Điểm trường 1 Ngã Nhỏ cách điểm chính 2 km có 5 phòng học; Điểm trường 2 Kinh 19/5 cách điểm chính 4 km có 1 phòng học. Điểm Kinh Mới khối phòng học có 8 phòng, trong đó 7 phòng học theo khối lớp và 1 phòng học Tin học; khối phòng Hành chính có phòng Hiệu trưởng,  phòng Phó Hiệu trưởng, phòng Giáo dục Thể chất, phòng Nghệ thuật, phòng Thư viện, phòng Thiết bị, phòng Văn phòng, phòng Giáo viên, phòng Y tế, phòng Truyền thống, phòng Thường trực Bảo vệ. Tổng diện tích của trường là: 5.368 m2. Sân trường rộng, có cây xanh che mát cho học sinh vui chơi, sinh hoạt, được lát dal, cảnh quan trường khang trang, sạch, đẹp.

Trường được xây dựng gần chợ Kinh Mới của xã An Khánh, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, đa số sống bằng nghề nông nghiệp, mua bán nhỏ lẻ  hoặc đi làm công nhân ở Vĩnh Long.

Năm học  2017 – 2018, trường có 02 cán bộ quản lý, 21 giáo viên và 4 nhân viên. Trường có 14/14 lớp học 2 buổi/ngày với tổng số học sinh là: 378/189 nữ. Điểm Kinh Mới: 216/116; điểm Ngã Nhỏ: 141/62; điểm Kinh 19/5: 21/11. Đội ngũ giáo viên trường có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy, đoàn kết nội bộ tốt nên trong nhiều năm liền trường đều đạt trường tiên tiến. Học sinh trường chăm, ngoan, tích cực tham gia các hoạt động của trường, ngành đề ra. Thực hiện đúng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, từ năm 2010 đến nay, trường đảm bảo cân đối được thu – chi trong ngân sách Nhà nước cấp.

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Từ năm 2010 đến nay, trường được giao quyền tự chủ về tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo kinh phí hoạt động, đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý tài chính.

Việc nhà trường tiến hành tự đánh giá là để nhìn nhận lại hoạt động giáo dục của đơn vị mình, nhằm xác định thực trạng, tìm những điểm mạnh, điểm yếu về chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất…. Từ đó xác định mức độ, mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, có kế hoạch, biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường theo chuẩn qui định. Ngoài ra tự đánh giá còn nhằm để thông báo công khai với xã hội, với các cấp quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh về chất lượng giáo dục của đơn vị và để cơ quan chức năng đánh giá, công nhận cấp độ nhà trường đạt được theo tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Nhà trường thực hiện công tác Kiểm định chất lượng Giáo dục theo Thông tư số 42/2012/TT – BGDĐT ngày 23/11/2012, thực hiện đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đã thành lập Hội đồng tự đánh giá, xây dựng kế hoạch tự đánh giá, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của các nhóm công tác và nhóm thư ký phụ trách các tiêu chí thuộc 5 tiêu chuẩn, các nhóm thu thập và xử lý các minh chứng, đánh giá các mức độ đạt được theo từng tiêu chí, hoàn chỉnh phiếu đánh giá tiêu chí trên cơ sở góp ý của Hội đồng tự đánh giá. Trường tổ chức đánh giá hàng năm khách quan, trung thực nhằm thấy được những mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó, BGH nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Kết quả tự đánh giá của nhà trường giúp cho tập thể nhà trường thấy được những mặt mạnh cần phát huy và những tồn tại, hạn chế cần được cải tiến để từng bước xây dựng thương hiệu cho nhà trường về chất lượng giáo dục toàn diện.Hình ảnh0125